

Giai đoạn phát triển tâm lý tín dục
Nội dung
ToggleGiới thiệu – Giai đoạn phát triển tâm lý tín dục
Lý thuyết psychoanalytic theory của Freud cho rằng quá trình phát triển nhân cách của cá nhân sẽ trải qua năm giai đoạn, mỗi giai đoạn tập trung vào một khu vực khoái cảm khác nhau trên cơ thể, được gọi là vùng nhạy cảm.
Giai đoạn môi miệng (Oral stage)
Diễn ra từ khi sinh đến khoảng 18 tháng tuổi, trẻ tìm kiếm khoái cảm thông qua các hoạt động như bú mút và nhai. Việc thỏa mãn hoặc không thỏa mãn trong giai đoạn này ảnh hưởng đến các đặc điểm như sự phụ thuộc hoặc tính cách dễ nghiện
Giai đoạn hậu môn (Anal stage)
Từ 18 tháng đến 3 tuổi, niềm vui liên quan đến việc kiểm soát bài tiết. Kinh nghiệm tích cực tro
ng giai đoạn này có thể khuyến khích sự tự chủ, trong khi những khó khăn có thể dẫn đến tính cách quá kiểm soát hoặc thiếu kỷ luật.
Giai đoạn dương vật (Phallic stage)
Từ 3 đến 6 tuổi, trẻ nhận thức về giới tính và trải qua các xung đột như Oedipus hoặc Electra. Cách giải quyết xung đột này hình thành nền tảng cho thái độ đối với người khác giới, quyền lực và cái siêu tôi của trẻ.
Giai đoạn Tiềm Ẩn (Latency stage)
Từ 6 tuổi đến khi dậy thì, các xung đột tâm lý tín dục bị kìm nén, và năng lượng được hướng vào các hoạt động học tập và xã hội.
Giai đoạn sinh dục (Genital stage)
Bắt đầu từ tuổi dậy thì, cá nhân tìm kiếm mối quan hệ tình cảm trưởng thành. Đây là giai đoạn định hình khả năng yêu thương và duy trì các mối quan hệ dài lâu.
Thảo luận
Lý thuyết phát triển tín dục của Freud nhấn mạnh vào vai trò quyết định từ những trải nghiệm đầu đời của cá nhân đến việc hình thành và ảnh hưởng nhân cách sau này. Sự cắm chốt sẽ xảy ra khi một cá nhân không vượt qua được một giai đoạn nào đó, nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tâm lý hoặc hành vi lệch lạc, hay suy nghĩ méo mõ và không thực tế ở giai đoạn trưởng thành.
Xem chi tiết
Tài liệu tham khảo
1. Hằng, N. T. M. (2020). Tâm lý học lâm sàng. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Hà, T. T. K. (2022). Tâm lý học phát triển. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Sinh, N. T. (2020.). Các học thuyết tâm lý nhân cách. Nhà xuất bản Lao động.
Post Comment