Loading Now

Thuyết Học Tập Xã Hội Của Albert Bandura

1. Mở Đầu

Albert Bandura là nhà tâm lý học nổi tiếng với học thuyết học tập xã hội (Social Learning Theory), một sự bổ sung và phát triển từ các học thuyết hành vi trước đó, đặc biệt là của B. F. Skinner.

Trong khi Skinner nhấn mạnh vào tác động của môi trường bên ngoài lên hành vi, Bandura bổ sung thêm yếu tố nhận thức và xem xét sự ảnh hưởng của quá trình nhận thức đối với việc hình thành hành vi. Một trong những đóng góp đồng góp lớn nhất của Bandura là khái niệm học tập qua quan sát (observational learning) và mô hình hóa (modeling).

Xem chi tiết

2. Tiểu Sử Albert Bandura

Albert Bandura (1925 – 2021)

Albert Bandura (1925 – 2021) sinh ra tại Alberta, Canada. Sau khi tốt nghiệp cử nhân tâm lý học tại Đại học British Columbia năm 1949, ông tiếp tục học tiến sĩ tại Đại học Iowa và nhận bằng vào năm 1952.

Bandura sau đó gia nhập Đại học Stanford năm 1953 và có những đóng góp quan trọng trong ngành tâm lý học, đặc biệt về lĩnh vực học tập và nhận thức.

 

 

3. Học Thuyết Học Tập Xã Hội Của Bandura

3.1. Quan điểm của Bandura về hành vi con người

Bandura chỉ trí rằng, khác với các nhà hành vi chủ trước đó, con người không chỉ học hành vi thông qua thử và sai (trial-and-error) như Skinner nhận định. Thay vào đó, họ có thể học tập từ việc quan sát người khác, ngay cả khi không trực tiếp nhận phản hồi hay phần thưởng.

3.2. Nghiên cứu búp bê Bobo

Thí nghiệm búp bê Bobo năm 1961 của Bandura là minh chứng kinh điển cho lập luận này. Trong thí nghiệm, trẻ nhỏ được chias thành hai nhóm:

  • Nhóm 1: Quan sát người lớn tấn công búp bê Bobo.
  • Nhóm 2: Không quan sát bất kỳ hành vi bạo lực nào. Kết quả chỉ ra rằng nhóm trẻ đã quan sát hành vi bạo lực có xu hướng bắt chước các hành vi đánh, đá búp bê tương tự.

4. Quá Trình Mô Hình Hóa Của Bandura

Bandura xác định bốn bước quan trọng trong quá trình học tập qua quan sát:

  1. Chú ý: Học tập cần đối tượng tập trung vào hành vi mô hình.
  2. Ghi nhớ: Lưu trữ hành vi đã quan sát.
  3. Lặp lại hành vi: Chuyển hành vi quan sát thành hành động.
  4. Động cơ: Học viên càng có động cơ, việc học càng hiệu quả.

5. Ứng Dụng Của Học Thuyết Bandura

  • Giáo dục: Giáo viên sử dụng mô hình tốt cho học sinh.
  • Tâm lý học: Dùng trong liệu pháp hành vi.
  • Truyền thông: Phân tích ảnh hưởng của truyền thông lên hành vi con người.

6. Kết Luận

Học thuyết học tập xã hội của Bandura đã giúp lý giải nhiều hành vi xã hội, đặc biệt là tác động của quan sát và mô hình hóa.

Xem thêm: Chủ nghĩa hành vi

Tài liệu tham khảo

1. Bandura, A. (1991). Social cognitive theory of self-regulation. Organizational
Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 248-287.
https://doi.org/10.1016/0749-5978(91)90022-L
2. Biglan, A. (1987). A behavior-analytic critique of Bandura’s self-efficacy theory.
The Behavior Analyst, 10(1), 1-15.
3. Hằng, N. T. M & cs. (2020). Giáo trình Tâm lý học lâm sàng. Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
4. Nabavi, R. T. (2012). Bandura’s social learning theory & social cognitive learning
theory. University of Science and Culture. Retrieved from
https://www.researchgate.net/publication/267750204_Bandura%27s_Social_Learni
ng_Theory_Social_Cognitive_Learning_Theory
5. Sinh, N. T. (2020). Các học thuyết tâm lý nhân cách. NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.

Post Comment

Có thể bỏ lỡ